Đóng

BỆNH ALZHEIMER

BỆNH ALZHEIMER

07/04/2020 Future Clinic

Điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc đang được xem là một phương pháp hiệu quả hiện nay; y học tái sinh và liệu pháp tế bào là cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách để điều trị bệnh Alzheimer hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể tình trạng bệnh cho bệnh nhân.

ĐIỀU TRỊ ALZHEIMER BẰNG TẾ BÀO GỐC

Chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer thường gặp phải những khó khăn nhất định vì bệnh nhân thường là người đã lớn tuổi, nếu không được can thiệp điều trị sớm, tình trạng bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng.

Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer (AD) là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của não. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa rõ; vì người ta không thể chiết xuất mô não từ một bệnh nhân còn sống để nghiên cứu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã phát hiện thấy sự hình thành protein bất thường trong não, đó là: amyloid betaprotein tau tạo ra ‘mảng’ và ‘đám rối’ tương ứng. ‘Mảng’ ngăn ngừa sự giao tiếp bên trong cơ thể trong khi các ‘đám rối’ cản trở các tế bào nhận được các dưỡng chất thiết yếu.

Liên hệ tư vấn điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc 0937 53 45 45 

dieu-tri-alzheimer-bang-te-bao-goc

Sự hình thành các protein bất thường trong não bệnh nhân Alzheimer

Các loại bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer được chia thành 2 loại như sau:

  • Khởi phát sớm: loại này thường được chẩn đoán ở những người ở độ tuổi 40 và 50. Những người mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Khởi phát muộn: đây là dạng bệnh Alzheimer thường gặp ở những người trên 65 tuổi.

Triệu chứng của bệnh Alzheimer

Các triệu chứng chính của bệnh Alzheimer bao gồm:

  • Mất trí nhớ
  • Khó khăn về ngôn ngữ và lời nói.

Các dấu hiệu và triệu chứng theo thời gian là:

  • Tâm trạng lâng lâng
  • Hay nhầm lẫn
  • Giảm khả năng phán đoán
  • Thị lực giảm
  • Gặp rắc rối trong việc lập kế hoạch và giải quyết các công việc hàng ngày
  • Nhớ lộn xộn (không theo trình tự thời gian)
  • Xa lánh xã hội
  • Mất trí nhớ dần dần nghiêm trọng hơn…

Gần như mọi bệnh nhân sẽ trải qua các triệu chứng trên. Thông thường, tuổi thọ của bệnh nhân Alzheimer là 3 đến 7 năm.

Xem thêm:

Ai có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Có nhiều yếu tố được cho là liên quan đến chứng bệnh này và lão hoá được xem là nguyên nhân lớn nhất. Tiền sử gia đình (di truyền), chấn thương đầu và giới tính (phụ nữ có nhiều khả năng bị bệnh hơn đàn ông) cũng đóng một vai trò quan trọng. Hiện tại, chưa có cách chữa trị hoàn toàn cho bệnh Alzheimer, các loại thuốc có sẵn chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng ngăn ngừa acetylcholine, đó là một chất dẫn truyền thần kinh trong não người.

Điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc được xem là một phương pháp thay thế để cải thiện tình trạng và giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn.

dieu-tri-alzheimer-bang-te-bao-goc

Điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc được xem là một phương pháp thay thế để cải thiện tình trạng bệnh

Tại sao dùng liệu pháp tế bào gốc để điều trị bệnh Alzheimer?

Tế bào gốc có 3 tính chất quan trọng:

  • Chúng có khả năng tự nhân lên nhiều lần
  • Có thể biệt hoá thành tất cả các loại tế bào khác nhau cần thiết; tế bào gốc có thể tạo ra các tế bào não, từ đó giúp sửa chữa các tổn thương bên trong não
  • Mảng Amyloid tìm thấy trong não của bệnh nhân bị bệnh Alzheimer tạo ra tình trạng viêm và tế bào gốc có thể giúp giảm viêm.

Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi 2 protein bất thường trong não và các nhà nghiên cứu về điều trị bệnh Alzheimer đã chứng kiến ​​bệnh lý mao mạch và mảng trong các sinh vật thí nghiệm như chuột và khỉ. Trong năm 2007, các nhà khoa học đã tiến hành thử lập trình lại các tế bào da của chuột để tạo ra các tế bào gốc đa năng (iPS). Nghiên cứu này được tiếp tục đào sâu với triển vọng giúp các nhà khoa học tái lập trình các tế bào trưởng thành ở chuột thành tế bào gốc có tính năng đầy đủ như tế bào gốc phôi (ES).

Liệu pháp điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc 

Những nghiên cứu gần đây sử dụng các tế bào gốc được phát triển trong phòng thí nghiệm gọi là tế bào gốc đa năng (iPS) để kiểm soát tình trạng bệnh. Các tế bào được lấy từ da của bệnh nhân Alzheimer, lập trình lại thành tế bào iPS sau đó phát triển thành tế bào thần kinh. Những tế bào thần kinh này sau đó hình thành cả protein beta-amyloid và tau, từ đó cho các nhà khoa học một cơ hội tuyệt vời để hiểu cách thức và lý do tại sao các mảng và đám rối protein xuất hiện để thử nghiệm các phương pháp điều trị mới như thuốc và liệu pháp tế bào.

Các loại tế bào thần kinh khác nhau trong não bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer do đó các bác sĩ phải thay thế các tế bào bị tổn thương bằng liệu pháp tế bào gốc.

Tế bào gốc trung mô và điều trị bệnh Alzheimer

Tế bào gốc trung mô có khả năng giảm viêm, sửa chữa các tế bào bị tổn thương cũng như tăng cường chức năng của não bằng cách tạo ra các tế bào mới trong vùng hồi hải mã.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI

Điện thoại

0937 53 45 45

Email

info.fclinic@gmail.com

Hotline: 0938575594
Đặt lịch với bác sĩ
[contact-form-7 404 "Not Found"]