Đóng

NỘI TIẾT

MỠ TRONG MÁU: NGUYÊN NHÂN, NGUY CƠ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

02/08/2020 Future Clinic

Mỡ trong máu: nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lối sống công nghiệp ngày nay, đặc biệt là cư dân đô thị. Mỡ trong máu là một bệnh lý liên quan mật thiết đến các thói quen sống hàng ngày. Bệnh thường khó phát hiện trong thời gian đầu. Chúng ta có thể được bác sĩ chẩn đoán bị máu nhiễm mỡ hay không sau khi có kết quả xét nghiệm máu. Vậy máu nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng Future Clinic xem qua những thông tin dưới đây để hiểu thêm về bệnh máu nhiễm mỡ (hay còn gọi mỡ trong máu).

Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:

  • Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L 
  • LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L
  • Triglyceride: < 2.2 mmol/L
  • HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Các chỉ số trên ở mức bình thường, các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên mà biểu hiện tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Trong khi đó, HDL – cholesterol là một cholesterol tốt cho sức khỏe giúp tăng đào thải LDL – cholesterol (gây hại cho sức khỏe), khi HDL – cholesterol tăng là một dấu hiệu tốt.

Liên hệ tư vấn điều trị mỡ máu 0937 53 45 45 

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ trong máu có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.

Có thể điểm lại một số nguyên nhân xuất phát từ lối sống gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ:

  • Lười vận động, thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật.

Một nguyên nhân khác quan trọng đó là do di truyền: đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.

Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,…

Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

Các triệu chứng của bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu thường không có hoặc có ít triệu chứng ban đầu khiến nó khó được phát hiện và làm người bệnh chủ quan. Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch) lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép việc lưu thông của máu. Điều này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan, gây ra các hiện tượng như: đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, mệt mỏi,…

Đặc biệt khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, thận gây tắc nghẽn mạch máu có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguy cơ của bệnh mỡ máu

Vấn đề được người bệnh quan tâm nhất là, mỡ máu cao ảnh hưởng gì tới cơ thể và mỡ máu có nguy hiểm không. Thực tế, mỡ là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, vậy nên mỡ là chất rất cần thiết. Nếu lượng mỡ trong máu ở mức bình thường, không gây hại cho cơ thể. Chỉ khi lượng mỡ trong máu cao, rối loạn mỡ máu mới gây ra các biến chứng sau:

  • Xơ vữa động mạch là biến chứng thường gặp nhất. Khi có quá nhiều cholesterol “xấu” trong máu, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu. Cùng với một số chất khác, nó hình thành mảng xơ vữa động mạch. Hậu quả là:
    • Các mảng xơ vữa làm lòng mạch bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn một cách từ từ. Lòng mạch máu bị hẹp dẫn đến giảm lượng máu nuôi dưỡng cơ quan mạn tính, có thể gây suy tim, thiếu máu não, tăng huyết áp; 
    • Các mảng xơ vữa bong ra và theo dòng máu tới các cơ quan, gây tắc mạch máu ở các cơ quan này. Nếu tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim). Tắc mạch não gây nhồi máu não (đột quỵ não). Đây là nguyên nhân gây tử vong đột ngột, nhanh chóng
  • Triglycerid tăng cao dẫn tới gan nhiễm mỡ. Về lâu dài, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan
  • Triglycerid tăng cao trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
  • Triglycerid quá cao, trên 11,3mmol/L có thể gây viêm tụy. Đây là bệnh điều trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao.

nhoi-mau-co-tim

Mỡ trong máu gây nên nhồi máu cơ tim

Bệnh mỡ máu có chữa trị được không và phương pháp như thế nào?

Do đặc điểm là phát triển chậm với các triệu chứng không rõ ràng nên việc phát hiện sớm bệnh và điều trị khá khó khăn. Vì thế đòi hỏi người bệnh phải thường xuyên chú ý đến sức khoẻ của mình và tiến hành xét nghiệm máu theo định kỳ. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi và hạn chế gây biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên chính vì khó khăn đó mà đa số các trường hợp bị bệnh đều được phát hiện khi bệnh nhân đã trong tình trạng nặng, khiến việc điều trị triệt để rất khó khăn. Bệnh gây biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau, lúc này ngoài việc điều trị đưa chỉ số mỡ có trong máu về mức độ bình thường thì bạn còn phải điều trị các biến chứng khác kèm theo.

Các biến chứng này thường là: Xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan,… Lúc này, việc chữa trị rất mất thời gian và tốn kém chi phí.

Phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
  • Tăng cường vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn, đặc biệt các bài tập giảm mỡ vùng eo bụng
  • Sống thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng
  • Dùng thuốc điều trị: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, nên phối hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược.

Lưu ý: Nên phối hợp tất cả các phương pháp với nhau để cho hiệu quả tốt nhất. Khi kết quả điều trị thành công, các chỉ số mỡ trong máu trở lại mức bình thường thì vẫn nên giữ thói quen tốt nêu trên vì bệnh có khả năng tái phát dễ dàng, giữ lối sống khoa học và đi khám định kỳ thường xuyên để kiểm soát chỉ số mỡ trong máu.

tap-the-duc-giam-mo-trong-mau

Vận động thường xuyên để giảm mỡ trong máu

Hiện nay tại Future Clinic, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm và công nghệ hiện đại, rối loạn mỡ máu, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp,… được điều trị hiệu quả mang đến những kết quả tích cực từ phía khách hàng.

LIỆU TRÌNH 7 BƯỚC GIẢM CHOLESTEROL HIỆU QUẢ: 

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn tình trạng sức khỏe
  • Bước 2: Xét nghiệm tổng quát về lipid/ máu trong để điều chỉnh cholesterol phù hợp
  • Bước 3: Bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình phù hợp
  • Bước 4: Calcium EDTA, Vitamin B & C, Kidmin cùng với acid amin
  • Bước 5: Liệu pháp laser ánh sáng sinh học
  • Bước 6: Liệu pháp oxy.

Liệu pháp giảm cholesterol kết hợp sử dụng đa Vitamin nhóm B – đặc biệt B3, giúp giảm cholesterol nhanh chóng và nâng cao sức khỏe rõ rệt:

  • Vitamin B3 (hay còn gọi là Niacin) đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng sinh học để hỗ trợ sức khoẻ tổng thể, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mỡ máu, giúp hỗ trợ mạch máu và chức năng tuần hoàn. Vitamin B3 còn giúp giảm tiến triển của xơ vữa động mạch, hỗ trợ giảm huyết áp tự nhiên, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Bổ sung vitamin B3 là một phương pháp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), có nhiều nghiên cứu tốt cho thấy rằng Niacin (Vitamin B3) có thể thúc đẩy gia tăng mức cholesterol HDL tốt và làm giảm cholesterol LDL xấu.
  • Liệu pháp ánh sáng laser và oxy giúp loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể, giảm thiểu cholesterol, giúp nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh, làm trẻ hóa tế bào, giúp làm lành vết thương và phục hồi các mô. Ngoài ra còn giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh gồm vi-rút, vi khuẩn, nấm và kim loại độc hại.

*Liệu trình được điều chỉnh theo thể trạng từng người, kết quả xét nghiệm và do bác sĩ chỉ định.

Nên ăn gì để kiểm soát mỡ máu?

Những người bị bệnh dù ở mức độ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn hợp lý chứa các loại thực phẩm sau:

  • Nên ăn các loại rau xanh vì chúng ít cholesterol
  • Ăn thịt nạc thăn, hạn chế ăn thịt mỡ và nội tạng động vật
  • Ăn thức ăn ít chất béo như cá, các họ đậu, hoa quả tươi
  • Các loại nấm: Nấm hương, mộc nhĩ
  • Gừng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm mỡ trong máu
  • Trà sen hoặc các loại trà thanh lọc cơ thể.

Các loại thực phẩm cần tránh ăn nhiều:

  • Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn chế biến sẵn
  • Nội tạng động vật
  • Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho hoạt động của tim mạch.

thuc-an-nhanh

Hạn chế thức ăn nhanh để không bị mỡ trong máu

Mỡ máu là một bệnh tương đối phổ biến và liên quan nhiều đến thói quen sống hàng ngày. Để kiểm soát bệnh tốt nhất, cần có một chế độ sinh hoạt khoa học trong ăn uống và luyện tập, đồng thời nên sử dụng một số thuốc có tác dụng kiểm soát mỡ máu. Nếu cần tư vấn về tình trạng máu nhiễm mỡ, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của Future Clinic để được tư vấn miễn phí.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI

Điện thoại

0937 53 45 45

Email

info.fclinic@gmail.com

Hotline: 0938575594
Đặt lịch với bác sĩ
[contact-form-7 404 "Not Found"]