RỐI LOẠN MIỄN DỊCH
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN MIỄN DỊCH BẰNG TẾ BÀO GỐC
Rối loạn miễn dịch
Rối loạn miễn dịch (immune disorders) là một thuật ngữ dùng để mô tả các rối loạn làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch hoặc làm cho hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, nó tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh, gây nên bệnh tự miễn (autoimmune disease).
Có khoảng hơn 80 loại bệnh tự miễn khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
Liên hệ tư vấn điều trị rối loạn miễn dịch bằng tế bào gốc 0937 53 45 45
Nguyên nhân gây ra rối loạn miễn dịch
Để hiểu bệnh tự miễn, bạn cần hiểu cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bình thường, trong cơ thể khoẻ mạnh, các tế bào bạch cầu (là một phần của hệ thống miễn dịch) bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc hại được gọi là kháng nguyên (tức là virus, vi khuẩn, tế bào ung thư,…). Hệ miễn dịch giải phóng kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên khi chúng xâm nhập cơ thể.
Ở những người mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch gặp khó khăn khi phân biệt giữa các kháng nguyên và các mô cơ thể khỏe mạnh. Điều này dẫn đến các phản ứng mãnh liệt của hệ miễn dịch tiêu diệt các mô cơ thể khỏe mạnh, bình thường.
Các triệu chứng của bệnh tự miễn
Các triệu chứng của bệnh tự miễn (rối loạn miễn dịch) bao gồm:
- Phá hủy một hoặc nhiều loại mô/ cơ quan của cơ thể
- Sự tăng trưởng bất thường của một số cơ quan
- Thay đổi về cách thức hoạt động của cơ quan chức năng. Bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến các mô và cơ quan như: mô liên kết, mạch máu, cơ, khớp, hồng cầu, da và tuyến nội tiết (tuyến tụy hoặc tuyến giáp).
Điều trị bệnh tự miễn
Các phương pháp điều trị bệnh tự miễn hiện nay chủ yếu xoay quanh việc làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng, kiểm soát quá trình tự miễn cũng như duy trì khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Mỗi loại bệnh tự miễn có một cách điều trị khác nhau. Một số bệnh nhân cần bổ sung để thay thế vitamin hoặc hormone mà cơ thể thiếu. Ví dụ, bổ sung hormone tuyến giáp và vitamin như B12.
Nếu bệnh tự miễn ảnh hưởng đến máu, bệnh nhân có thể cần phải truyền máu. Các rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến khớp, xương và cơ bắp cần có phương pháp điều trị giúp tăng cường chuyển động cùng với việc điều trị những chức năng khác. Một số bệnh nhân cũng có thể nhận được các thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide, mycophenolate và azothioprine mục đích để kiểm soát phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Điều trị bệnh tự miễn bằng tế bào gốc
Mặc dù chỉ có tác dụng cải thiện tạm thời, các loại thuốc ức chế miễn dịch lại có khả năng gây ra các tác dụng phụ lâu dài, cũng như cần điều trị suốt đời.
Liệu pháp tế bào gốc đã được chứng minh là mang lại hiệu quả trong việc điều trị ở động vật mắc các dạng rối loạn tự miễn dịch khác nhau. Bên cạnh việc chữa lành các mô bị tổn thương, tế bào gốc có khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch để ngăn chặn quá trình tự phá huỷ tế bào và mô khoẻ mạnh.
Tế bào gốc và cụ thể là tế bào gốc trung mô khi được đưa vào cơ thể sẽ bắt đầu tự sản xuất các chất chống viêm. Những chất trung gian này hoạt động độc lập và không ngăn chặn phản ứng miễn dịch của toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
Ngoài ra, tế bào gốc trung mô còn tạo ra tế bào T điều hòa (regulatory T cells), một loại tế bào miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tự tấn công của hệ miễn dịch.
Xem thêm:
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI
Điện thoại
0937 53 45 45
info.fclinic@gmail.com