Đóng

Hệ tiêu hóa

Ứng dụng của probiotic trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

10/04/2023 Future Clinic

Viêm loét đại tràng là một trong hai dạng chính của bệnh viêm ruột, và là một tình trạng viêm mãn tính dễ tái phát với tỷ lệ mắc hàng năm khoảng 10 đến 20 trên 100,000 người, được đặc trưng bởi phù nề mô đại tràng, tăng tính thấm của biểu mô đại tràng và sự gia tăng bạch cầu trong đại tràng [1, 2].

Viêm loét đại tràng có nhiều dạng (Hình 1) có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở độ tuổi từ 15 đến 30 và ít gặp hơn ở độ tuổi từ 50 đến 70. Bệnh được gặp cả ở nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau và dường như xảy ra trong cùng gia đình, với báo cáo có tới 20% người bị viêm loét đại tràng có thành viên gia đình hoặc họ hàng bị viêm loét đại tràng.Ngoài ra, khoảng 20% số người được chẩn đoán trước 20 tuổi và bệnh có thể xảy ra ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Do đó, cần những liệu pháp để cải thiện vấn đề sức khỏe này. Probiotic như một trong những phương pháp hữu hiệu đó [3, 4].

TẢI FILE PDF TẠI ĐÂY: Ứng dụng của probiotic trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng – PDF

Cơ chế gây bệnh viêm đại tràng

Các triệu chứng viêm loét đại tràng thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Ban đầu, chúng ta có thể thấy một số biểu hiện như: Mệt mỏi, Buồn nôn, Sụt cân. Sau đó, các triệu chứng tăng dần và nghiêm trọng hơn như: Máu, chất nhầy hoặc mủ khi đi tiêu, Chuột rút nghiêm trọng, Đau khớp, Bệnh gan.

Cơ chế gây bệnh của viêm loét đại tràng liên quan đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch đường ruột đối với các kháng nguyên môi trường đường ruột, chẳng hạn như hệ vi sinh đường ruột [5]. UC xảy ra ở đại tràng, nơi cư trú của nhiều vi khuẩn đường ruột.

Điều này cho thấy hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát và duy trì tình trạng viêm đại tràng (Hình 2). Hệ vi sinh đường ruột bình thường bao gồm khoảng 400 loài vi khuẩn khác nhau, đạt nồng độ cao nhất ở đoạn cuối hồi tràng và ruột kết [6]. Hệ vi sinh đường ruột tạo ra các hợp chất độc hại như nội độc tố của vi khuẩn gram âm và các enzym có hại, chẳng hạn như β-glucuronidase và tryptophanase, tạo ra các tác nhân gây độc tế bào hoặc gây ung thư [7].

Độc tố tế bào và nội độc tố có thể tương tác với biểu mô của ruột và gây ra phản ứng trong các tế bào biểu mô ruột, tạo ra các cytokine tiền viêm và các chất trung gian khác gây kích hoạt phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch niêm mạc.

Hình 1: Các dạng viêm loét đại tràng

Điều trị viêm đại tràng và những bất cập

Hiện nay, điều trị viêm loét đại tràng chủ yếu dựa vào các thuốc truyền thống như aminosalicylat, corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch. Những loại thuốc này làm giảm tổn thương do viêm và làm giảm sự biểu hiện của một số phân tử gây viêm, nhưng tác dụng phụ và hoạt động toàn thân của chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là khi điều trị lâu dài [8, 9]. Do đó, việc điều khiển hệ vi sinh vật niêm mạc để giảm khả năng gây viêm của vi khuẩn xâm lấn là một liệu pháp tốt đối với viêm loét đại tràng.

Hình 2: Diễn biến viêm trong viêm loét đại tràng

Một cách khác là sử dụng vi sinh vật có lợi tương tác với biểu mô của vật chủ để giải quyết tình trạng viêm. Probiotics đã được định nghĩa là thực phẩm bổ sung vi sinh vật sống có ảnh hưởng có lợi đến vật chủ bằng cách cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột giúp cải thiện các rối loạn và sự phát triển của hệ vi sinh vật, có tác dụng chống bệnh tiểu đường, chống tăng lipid máu, ức chế quá trình sinh ung thư và phòng ngừa viêm loét đường ruột, đặc biệt là viêm đại tràng (Hình 3) [10-12]

Các loại men vi sinh được sử dụng rộng rãi nhất ở người là BifidobacteriaLactobacilli. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kết hợp probiotic trong điều trị viêm loét đại tràng mang lại hiểu quả trong việc giảm tình trạng viêm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.

Hình 3: Hiệu quả của probiotic trong điều trị viêm loét đại tràng

Cơ chế của probiotic và ứng dụng lâm sàng trong điều trị viêm loét đại tràng

Probiotic hoạt động theo một số cơ chế khác nhau. Đầu tiên, chúng hoạt động như một rào cản, phủ một lớp trên bề mặt lông mao đường ruột và thông qua sự ức chế cạnh tranh, ngăn chặn các vi khuẩn trong lòng ruột tiếp cận niêm mạc và kích thích hệ thống miễn dịch niêm mạc. Thứ hai, probiotic tăng cường sản xuất chất nhầy giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn xâm lấn và có thể thay đổi độ đặc của chất nhầy, do đó thay đổi mô hình bám dính của vi khuẩn.

Thứ ba, probiotic làm cho hệ thống miễn dịch niêm mạc trong đường ruột của bệnh nhân tiết ra các globulin miễn dịch bảo vệ (Ig) như IgA và một loạt các defensin, bacteriocin bảo vệ lòng ruột. Cuối cùng, probiotic làm thay đổi chức năng của hệ thống miễn dịch niêm mạc tăng khả năng chống viêm và ít gây viêm hơn, cụ thể, chế phẩm sinh học có thể kích thích các tế bào đuôi gai làm cho chúng ít phản ứng hơn với vi khuẩn trong lòng ruột.

Các cơ chế này dường như đặc biệt quan trọng trong viêm loét đại tràng. Hoạt động thông qua các cơ chế này, probiotic có thể điều chỉnh tác động của vi khuẩn trong lòng ruột trong việc gây ra và duy trì phản ứng viêm đường ruột [12].

Nhiều chế phẩm sinh học và công thức của chúng đã được nghiên cứu cho cả việc khởi phát và duy trì sự thuyên giảm của viêm loét đại tràng, chủ yếu là Escherichia coli và VSL#3 đã được chứng minh là mang lại lợi ích đáng kể cho việc phòng ngừa và điều trị viêm loét đại tràng nhẹ đến trung bình [11-14]. Probiotic E. coli Nissle được so sánh với mesalamine trong một số thử nghiệm và cả hai phương pháp điều trị đều có hiệu quả như nhau.

VSL#3 chưa được so sánh trực tiếp với mesalamine, nhưng các nghiên cứu về VSL#3 đã kết luận tỷ lệ cải thiện tình trạng bệnh tương tự như mesalamine. Với những kết quả này, dữ liệu cho thấy rằng nếu bệnh nhân sử dụng đúng số lượng các chế phẩm sinh học này, thì hiệu quả của cả E. coli Nissle và VSL#3 có thể tương tự như hiệu quả của mesalamine. Một số nghiên cứu so sánh hiệu quả của probiotic với giả dược đã mang lại kết quả khả quan [1, 5, 15].

Theo nghiên cứu, probiotics giúp cải thiện tình trạng viêm tương đương khi sử dụng các loại giả dược hoặc thuốc chuyên dụng (5-aminosalicylat, sulphasalazine hoặc corticosteroid) ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng thể hoạt động [16, 17]. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận điều trị viêm loét đại tràng bằng men vi sinh hiệu quả hơn giả dược trong việc duy trì sự thuyên giảm ở bệnh viêm loét đại tràng và ngăn ngừa tái phát [2, 18].

Tác dụng lâu dài của men vi sinh trong điều trị viêm loét đại tràng với những nghiên cứu lâm sàng cho kết quả với tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp phối hợp đều cho thấy sự cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng. Đặc biệt, tác dụng có lợi của men vi sinh đã rõ ràng ngay cả sau hai năm điều trị [19].

Triển vọng công nghệ men vi sinh trong điều trị viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh mạn tính, dễ tái phát, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa được xác định rõ ràng. Cơ chế bệnh sinh của viêm loét đại tràng có liên quan chặt chẽ với hệ vi sinh vật đường ruột, mặc dù loại vi khuẩn chính xác góp phần gây ra viêm loét đại tràng vẫn chưa được xác định. Việc sử dụng men vi sinh trong viêm loét đại tràng hiện vẫn đang được nghiên cứu.

Probiotic có thể giúp bình thường hóa sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện môi trường sinh thái vi mô, tăng cường chức năng hàng rào niêm mạc ruột và giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa. Việc sử dụng men vi sinh trong viêm loét đại tràng là một giải pháp hiệu quả và cho thấy tiềm năng mang lại hi vọng cải thiện cuộc sống ở những bệnh nhân viêm loét đại tràng, nhưng cũng phải cần thêm nhiều bằng chứng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề về liều lượng, khả năng tồn tại của các chủng men vi sinh, thiếu tiêu chuẩn hóa và các vấn đề an toàn.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI

Điện thoại

0937 53 45 45 – 1900.63.67.16

Email

info.fclinic@gmail.com

Tài liệu tham khảo

  1. Iheozor-Ejiofor, Z., et al., Probiotics for maintenance of remission in ulcerative colitis. Cochrane Database Syst Rev, 2020. 3(3): p. CD007443.
  2. Sang, L.X., et al., Remission induction and maintenance effect of probiotics on ulcerative colitis: a meta-analysis. World J Gastroenterol, 2010. 16(15): p. 1908-15.
  3. Do, V.T., B.G. Baird, and D.R. Kockler, Probiotics for maintaining remission of ulcerative colitis in adults. Ann Pharmacother, 2010. 44(3): p. 565-71.
  4. Conen, A., et al., A pain in the neck: probiotics for ulcerative colitis. Ann Intern Med, 2009. 151(12): p. 895-7.
  5. Benno, P., et al., Functional alterations of the microflora in patients with ulcerative colitis. Scand J Gastroenterol, 1993. 28(9): p. 839-44.
  6. Binder, V., Epidemiology of IBD during the twentieth century: an integrated view. Best Pract Res Clin Gastroenterol, 2004. 18(3): p. 463-79.
  7. Rhodes, J.M., et al., Faecal mucus degrading glycosidases in ulcerative colitis and Crohn’s disease. Gut, 1985. 26(8): p. 761-5.
  8. Katz, J.A., Advances in the medical therapy of inflammatory bowel disease. Curr Opin Gastroenterol, 2002. 18(4): p. 435-40.
  9. Panaccione, R., J.G. Ferraz, and P. Beck, Advances in medical therapy of inflammatory bowel disease. Curr Opin Pharmacol, 2005. 5(6): p. 566-72.
  10. Tabuchi, M., et al., Antidiabetic effect of Lactobacillus GG in streptozotocin-induced diabetic rats. Biosci Biotechnol Biochem, 2003. 67(6): p. 1421-4.
  11. Chibbar, R. and L.A. Dieleman, Probiotics in the Management of Ulcerative Colitis. J Clin Gastroenterol, 2015. 49 Suppl 1: p. S50-5.
  12. Fedorak, R.N., Probiotics in the management of ulcerative colitis. Gastroenterol Hepatol (N Y), 2010. 6(11): p. 688-90.
  13. Miele, E., et al., Effect of a probiotic preparation (VSL#3) on induction and maintenance of remission in children with ulcerative colitis. Am J Gastroenterol, 2009. 104(2): p. 437-43.
  14. Bibiloni, R., et al., VSL#3 probiotic-mixture induces remission in patients with active ulcerative colitis. Am J Gastroenterol, 2005. 100(7): p. 1539-46.
  15. Mullner, K., et al., Probiotics in the management of Crohn’s disease and ulcerative colitis. Curr Pharm Des, 2014. 20(28): p. 4556-60.
  16. Kaur, L., et al., Probiotics for induction of remission in ulcerative colitis. Cochrane Database Syst Rev, 2020. 3(3): p. CD005573.
  17. Mallon, P., et al., Probiotics for induction of remission in ulcerative colitis. Cochrane Database Syst Rev, 2007(4): p. CD005573.
  18. Hegazy, S.K. and M.M. El-Bedewy, Effect of probiotics on pro-inflammatory cytokines and NF-kappaB activation in ulcerative colitis. World J Gastroenterol, 2010. 16(33): p. 4145-51.
  19. 19. Palumbo, V.D., et al., The long-term effects of probiotics in the therapy of ulcerative colitis: A clinical study. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub, 2016. 160(3): p. 372-7.
Hotline: 0938575594
Đặt lịch với bác sĩ
[contact-form-7 404 "Not Found"]