Ứng dụng của tế bào gốc màng ối trong điều trị rối loạn thần kinh
Các nghiên cứu gần đây đã tìm ra rất nhiều ứng dụng điều trị của tế bào gốc màng ối và nước ối của con người. Trong số đó có việc thúc đẩy quá trình tái biểu mô hóa (reepithelialization), điều chỉnh quá trình biệt hóa tế bào và hình thành các mạch mới, và giảm thiểu sự xơ hóa, chết tế bào và viêm nhiễm.
Hiện nay, các mô có nguồn gốc từ màng ối đã được thu nhận với mục đích sử dụng trong lĩnh vực lâm sàng. Chúng được sử dụng rộng rãi để chữa bỏng da, chữa lành vết thương hở và phẫu thuật nói chung. Những mô này cũng đã được cấy ghép để điều trị các bệnh như loét chân do tiểu đường hoặc do suy giãn tĩnh mạch. Nhìn chung, những kết quả cho thấy tế bào gốc màng ối có thể cung cấp các kết quả có lợi trong một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu tiền lâm sàng để tiêu chuẩn hóa sự phân lập và biệt hóa của chúng, hướng tới mở rộng việc ứng dụng chúng sang các lĩnh vực y tế khác.
Ứng dụng của tế bào gốc màng ối trong việc điều trị rối loạn thần kinh
Các nghiên cứu đánh giá tác dụng của tế bào gốc màng ối trong các liệu pháp mới đã hướng đến ứng dụng của chúng trong việc điều trị các chứng rối loạn thần kinh bao gồm bệnh Parkinson (PD), đột quỵ, chấn thương sọ não (TBI) và chấn thương tủy sống (SCI). Các báo cáo cho thấy rằng tế bào biểu mô màng ối ở người hAEC có thể biệt hóa thành các tế bào khác nhau của hệ thần kinh như tế bào hình sao, tế bào oligodendrocytes và tế bào thần kinh. Ngoài ra, các tế bào gốc này có khả năng tạo ra và tiết ra các yếu tố dinh dưỡng thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh. Những đặc điểm này mang lại cho chúng các đặc tính bảo vệ và tái tạo thần kinh, điều đã được quan sát thấy trong giai đoạn đầu của tổn thương trong các nghiên cứu tiền lâm sàng.
Khả năng biệt hóa thành các tế bào thần kinh khác nhau đã mở rộng đáng kể tính khả thi của việc sử dụng tế bào hAEC như một phương pháp điều trị đột quỵ. Trong một nghiên cứu, những con chuột thí nghiệm mô phỏng đột quỵ do tắc động mạch não giữa đã được điều trị bằng các tiêm tế bào hAEC vào mặt lưng thể vân vào ngày đầu tiên bị đột quỵ. Ở đây, các tế bào hAEC đã được chứng minh là có khả năng biệt hóa thành các tế bào giống tế bào hình sao và tế bào thần kinh. Trong một thí nghiệm khác, chúng được cấy vào mô hình đột quỵ xuất huyết ở chuột, cải thiện kỹ năng vận động và giảm phù não, với khả năng sống sót của các tế bào cấy ghép trong thành não thất bên sau 4 tuần.
Xem thêm:
Tiềm năng của tế bào gốc màng bánh nhau (Amniotic stem cells- ASC)
Sử dụng tế bào gốc màng ối trong điều trị các bệnh không liên quan đến hệ thần kinh trung ương
Hiệu quả của việc cấy ghép tế bào biểu mô màng ối hAEC đối với bệnh Parkinson cũng đã được đánh giá trong một vài nghiên cứu khác. Một trong số này đã đánh giá mô hình chuột bị Parkinson với các tổn thương 6-hydroxydopamine, ghi nhận tỷ lệ sống sót cao hơn của các tế bào trong tế bào thần kinh dopaminergic và cho thấy tác dụng bảo vệ của việc cấy ghép tế bào hAEC. Sự gia tăng số lượng tế bào dopaminergic ở chất đen và không có tế bào gốc phát triển quá mức sau khi ghép, dẫn đến kết luận rằng cấy ghép tế bào hAEC có thể là một phương pháp điều trị khả thi cho bệnh Parkinson, chống lại sự suy giảm của tế bào thần kinh dopaminergic.
Một số nghiên cứu đã mở rộng việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc màng ối trong các bệnh khác. Ví dụ, một thí nghiệm trên chuột bị chấn thương sọ não được điều trị bằng cấy ghép tế bào trung mô màng ối hAMSC, dẫn đến cải thiện chức năng não, hình thái mô não và tăng số lượng yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF), BDNF, neurotrophin-3 (NT-3), yếu tố thần kinh thực vật và GDNF. Các nghiên cứu sâu hơn về chấn thương sọ não đã sử dụng các tế bào gốc màng ối tiền thân đa năng để giảm sự phân hủy các sợi trục trong đồi thị và thể chai.
Một lĩnh vực nghiên cứu thú vị khác để sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc màng ối là chấn thương tủy sống. Trong một thí nghiệm với khỉ bị chấn thương tủy sống do va đập, các tế bào gốc màng ối được cấy ghép vào vết thương, dẫn đến sự gia tăng các sợi trục vật chủ mới và giảm sự thoái hóa của các tế bào thần kinh tủy sống đã được axotom hóa.
Nguồn: Horacio G Carvajal, Paola Suárez-Meade, Cesario V Borlongan, Cấy ghép tế bào gốc từ màng ối: Một phương pháp điều trị mới cho chứng rối loạn thần kinh
—
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VỚI BÁC SĨ
Bác sĩ LIPI SINGH (Singapore)
Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sinh học tế bào gốc/ Phương pháp trị liệu và Y học tái tạo, lưu trữ tế bào gốc, sử dụng tế bào gốc để ngăn ngừa lão hóa, điều trị cơ xương khớp, covid, bệnh thần kinh.
Giám đốc phòng thí nghiệm Ngân hàng tế bào gốc Cryoviva Singapore từ 2017 – 2021
Bác sĩ Y khoa chuyên ngành Chống lão hóa.
Liên hệ hotline 1900636716 hoặc 0901247788 hoặc đặt lịch theo form bên dưới.
Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc quốc tế Cryoviva là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ lưu trữ cho 04+ loại tế bào từ cuống rốn trẻ sơ sinh: Máu cuống rốn (HSC), mô cuống rốn (MSC, EpSC) và màng bánh nhau – màng ối (AMSC).
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI
Điện thoại0937 53 45 45
info.fclinic@gmail.com