06 LẦM TƯỞNG THƯỜNG GẶP VỀ TẾ BÀO GỐC
Là một trong số những phương pháp kỳ diệu chữa bách bệnh, kể cả ung thư… những gì người ta nói về tế bào gốc có thực sự đúng?
Thời gian vừa qua, phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh và gia đình nhờ những lời đồn thổi như: Chữa được bách bệnh, lưu trữ trọn đời,…
Thế nhưng, những thông tin này có chính xác? Bác sĩ Tô Phước Hải, công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy có những thông tin lý giải cho vấn đề này.
Tế bào gốc chữa được bách bệnh?
Tế bào gốc là một dạng tế bào đặc biệt có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành những loại tế bào chuyên biệt. Nhờ vậy, tế bào gốc được ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu, một số bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung thư máu…
Cho đến nay, có khoảng 80 bệnh lý được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc máu cuống rốn (do FDA Hoa Kỳ công bố), có thể kể đến: ung thư máu, u lympho, u nguyên bào tuỷ, rối loạn máu không ác tính, rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hoá…
Phương pháp sử dụng tế bào gốc có nhiều hứa hẹn dùng để chữa được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt do chấn tương tuỷ sống, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen…
Tuy nhiên, nếu nói tế bào gốc chữa được bách bệnh thì hoàn toàn không phải.
Liên hệ tư vấn điều trị bệnh bằng tế bào gốc 0937 53 45 45
Hỗ trợ điều trị hay có tác dụng trị bệnh?
Năm 2005, Bộ Y tế đã từng ra quyết định yêu cầu tạm dừng ghép tế bào gốc điều trị ung thư vú, buồng trứng sau khi nhiều bệnh nhân muốn chuyển bảo hiểm y tế đến 2 bệnh viện tuyên bố thực hiện thành công phương pháp này để điều trị là Bệnh viện Ung bướu Nghệ An và Bệnh viện Trung ương Huế.
Trước đó, hai bệnh viện này đã công bố áp dụng công nghệ tế bào gốc điều trị thành công ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, bệnh viện công bố như vậy là sai về bản chất, thông tin mà Bệnh viện công bố đã gây hiểu nhầm cho người bệnh và người dân.
Theo ông Quang, bản chất ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi mục đích là để điều trị suy tủy xương- đây là phác đồ đã được Bộ Y tế cho phép. “Nếu bệnh viện công bố với người dân là ghép tế bào gốc mục đích là để điều trị suy tủy xương trên bệnh ung thư thì đúng phác đồ. Tuy nhiên, bệnh viện lại công bố lần đầu tiên sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh ung thư là sai về mặt bản chất. Hai việc này hoàn toàn khác nhau giữa hỗ trợ điều trị và có tác dụng trị bệnh”, ông Quang nói.
Hơn nữa, trong trường hợp này, ghép tế bào gốc không phải để chữa ung thư mà phương pháp này chỉ để khắc phục các tác dụng phụ của hóa chất. Đó là khi bệnh nhân được điều trị hóa chất liều cao sẽ dẫn đến suy tủy.
Do đó, đối với mỗi loại bệnh khác nhau, tế bào gốc có thể được xem là liệu pháp điều trị chính hoặc chỉ giúp hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân cần phân biệt rõ để tránh hiểu lầm về công dụng của tế bào gốc.
Tế bào gốc chỉ có thể lấy được từ dây rốn?
Tế bào gốc có tiềm năng cao nhất là tế bào gốc phôi thai với khả năng tăng sinh mạnh mẽ và biệt hóa thành tất cả các dòng tế bào của cơ thể.
Tế bào gốc tạo máu (HSC) có mặt tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, bánh nhau… Tế bào gốc trung mô (MSC) tồn tại ở khắp nơi trên cơ thể như tủy xương, mô mỡ, dây rốn trẻ sơ sinh, nhau thai, dịch ối, răng sữa, nội mạc tử cung… Đặc biệt, máu cuống rốn là nguồn chứa nhiều tế bào thủy tổ có khả năng tự nhân lên, tự đổi mới và tái sửa chữa hệ thống tạo máu cao.

Tế bào gốc tạo máu và quá trình biệt hoá thành các loại tế bào khác.
Muốn chữa bệnh, bắt buộc phải dùng nguồn tế bào gốc tự thân?
Ngày nay, ước tính có 450 ngân hàng máu cuống rốn cá nhân và cộng đồng trên toàn cầu, dự trữ hàng triệu đơn vị máu cuống rốn phân phối trên toàn thế giới.
Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn dành cho cá nhân có một số nhược điểm chính như: Số lượng tế bào gốc không cao và không ổn định do thu thập theo yêu cầu bắt buộc, chỉ dùng cho bản thân người lưu giữ hoặc người trong gia đình, tỷ lệ ứng dụng thường khá thấp gây lãng phí công sức và chi phí thu thập, lưu giữ và bảo quản nếu người lưu giữ không có nhu cầu sử dụng.
Ngược lại, ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn dành cho cộng đồng lại khắc phục được các nhược điểm trên. Các mẫu máu cuống rốn sau khi thu thập từ những sản phụ tình nguyện hiến tặng sẽ được chọn lọc ra các đơn vị có chất lượng cao nhất, nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có một loại hình ngân hàng “lai”, trong đó kết hợp giữa hình thức lưu giữ cá nhân và lưu trữ cộng đồng để có thể chuyển đổi qua lại mục đích sử dụng. Do đó, khi cần điều trị, bệnh nhân có thể mua hoặc xin nguồn tế bào gốc hiến tặng từ các ngân hàng tế bào gốc quốc tế có kho lưu tại nhiều nơi trên thế giới để đảm bảo tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp. Tuy nhiên, chi phí này thường khá cao, nên hiện nay nhiều gia đình lựa chọn phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ngay từ lúc sinh như một hình thức “bảo hiểm sinh học” cho con.
Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc quốc tế Cryoviva đạt chuẩn AABB và US FDA.
Muốn điều trị tế bào gốc phải sang Châu Âu hoặc Mỹ?
Hiện nay, nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á đã có ngân hàng tế bào gốc phục vụ cho cá nhân lẫn cộng đồng.
Tại Việt Nam cũng có vài trung tâm có lưu trữ máu cuống rốn, nhưng chỉ định điều trị còn hạn chế.
Trong khu vực có các địa chỉ chữa bệnh tại Thái Lan, Singapore và Nhật đã điều trị thành công rất nhiều căn bệnh nhờ phương pháp tế bào gốc, như: Điều trị rối loạn cương dương, điều trị mãn kinh, tự kỷ, Alzheimer, bệnh ALS (xơ cứng cột bên teo cơ), mất điều hoà vận động, bại não, Parkinson, tổn thương tuỷ sống, đột quỵ, thoái hoá điểm vàng, teo thần kinh thị giác, đau lưng mãn tính, viêm xương khớp, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, vô sinh do lão hoá buồng trứng, suy gan, suy thận…
Chi phí điều trị bệnh bằng tế bào gốc quá cao?

Bên trong một cơ sở điều trị bằng tế bào gốc tại Thái Lan
Nhiều người cho rằng nhược điểm của phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc nằm ở chi phí, bao gồm thu thập, xử lý, xét nghiệm, lưu trữ, bảo quản, tăng sinh (nhân bản), cấy ghép…
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người bệnh phải “bán nhà” mới đủ tiền chữa bệnh.
Chi phí chữa bệnh bằng tế bào gốc tại Thái Lan hiện được cho là hợp lý nhất trong khu vực Châu Á. Giá khởi điểm để điều trị những căn bệnh như xương khớp, yếu sinh lý, trẻ hoá có mức giá từ 2000- 4.000 USD.
Các bệnh nhân bại não sẽ phải chi khoảng 12.000 USD để bắt đầu điều trị. Đối với những bệnh nan y như ung thư, tiểu đường loại 2, chi phí có thể lên đến 25.000- 30.000 USD.
Tế bào gốc có thể được lưu trữ trọn đời?

Bể chứa ni tơ lỏng lưu trữ tế bào gốc.
Thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu cuống rốn là một thời gian không cố định.
Về mặt lý thuyết, máu cuống rốn đông lạnh có thể được lưu trữ vô thời hạn, bởi các tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ dưới âm 190 độ C, mức hoạt động sinh học chấm dứt.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tế bào gốc được lưu trữ trọn đời mà vẫn đảm bảo chất lượng không suy giảm.
Theo nghiên cứu tại Canada (năm 2015), thời gian lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là 18 năm. Nghiên cứu của tác giả Karen K. Ballen (năm 2013), tế bào gốc máu cuống rốn có thể lưu trữ trên 20 năm mà không ảnh hưởng tới tế bào gốc vạn năng, toàn năng.
Nghiên cứu của tác giả Hal E. Broxmeyer (năm 2011), tế bào gốc máu cuống rốn lưu trữ từ 21– 23,5 năm mà không ảnh hưởng tới tế bào gốc vạn năng, toàn năng và những tế bào mầm.
Nghiên cứu về thời gian lưu trữ dài nhất cho đến nay đã được Broxmeyer công bố vào năm 2011 cho thấy rằng, tế bào gốc được bảo quản từ 21- 23,5 năm vẫn hoạt động tốt sau giải đông và được ghép như mong đợi. Như vậy, khoảng thời gian tế bào gốc được lưu trữ dài nhất là hiện nay là 23,5 năm.
Tạm kết: Tế bào gốc hứa hẹn sẽ giúp chúng ta hiểu và điều trị một loạt các bệnh, chấn thương và các tình trạng liên quan đến sức khỏe khác. Tiềm năng của tế bào gốc đã được chứng minh thông qua các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm trong một thời gian dài. Các thử nghiệm lâm sàng quan trọng liên quan đến tế bào gốc đang được tiến hành cho nhiều tình trạng bệnh khác và các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khám phá những cách thức mới để sử dụng tế bào gốc trong y học. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn các cơ sở uy tín để điều trị.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI
Điện thoại
0937 53 45 45
info.fclinic@gmail.com