Đóng

Tin tức

CÁCH ĐIỀU TRỊ NỔI MỀ ĐAY SAU SINH AN TOÀN MẸ NÊN BIẾT

30/06/2020 Future Clinic

Liệu trình điều trị nổi mề đay sau sinh tại Future Clinic giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nổi mề đay khó chịu chỉ sau lần đầu áp dụng. Nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh thường khởi phát do thể trạng, hệ miễn dịch suy giảm, tâm lý căng thẳng và nội tiết tố bất ổn. Thông thường, mề đay xuất hiện đột ngột và biến mất hoàn toàn chỉ sau 24 giờ. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này có thể tiến triển dai dẳng, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

Nổi mề đay sau sinh và triệu chứng

Nổi mề đay là vấn đề da liễu thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị kích thích, từ đó làm tăng hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và gây ra tổn thương da.

Thống kê cho thấy, mề đay ảnh hưởng đến 20% dân số thế giới và có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém, phụ nữ mang thai và sau khi sinh là các đối tượng có nguy cơ bị nổi mề đay cao nhất.

Liên hệ tư vấn điều trị bệnh gan 0937 53 45 45 

dieu-tri-noi-me-day-sau-sịnh

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh là các đối tượng có nguy cơ bị nổi mề đay cao

Mề đay mẩn ngứa có thể khởi phát ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Tuy nhiên với những trường hợp sinh mổ, triệu chứng có thể tiến triển dai dẳng, lan tỏa rộng và gây ngứa ngáy nhiều do thể trạng và sức đề kháng suy giảm rõ rệt.

Các dấu hiệu nhận biết mề đay mẩn ngứa sau khi sinh:

  • Da xuất hiện phát ban dạng sẩn tròn, oval hoặc dạng mảng
  • Kích thước và hình dạng tổn thương da không đồng đều, có thể phù nề, nổi cộm hoặc bằng phẳng với vùng da xung quanh
  • Sẩn ngứa do mề đay thường có màu hồng nhạt, đỏ hoặc màu da, bề mặt trơn, ấn vào thấy cứng chắc và không có mủ
  • Tổn thương có thể xuất hiện khu trú hoặc lan tỏa trên phạm vi rộng
  • Tổn thương thực thể đi kèm với các triệu chứng cơ năng như sưng nóng, đau rát và ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Thông thường, mề đay hay khởi phát sau khi tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây dị ứng). Tuy nhiên ở phụ nữ sau khi sinh, tổn thương da còn có thể xảy ra do các yếu tố nội sinh như sức khỏe, tâm lý,…

Các nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh thường gặp, bao gồm:

  • Nội tiết tố bất ổn: Sau khi sinh, nội tiết tố ở nữ giới thường có xu hướng thay đổi đột ngột. Trong thời gian này, hormone prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa mẹ) tăng lên một cách bất thường. Tuy nhiên, hormone này có thể gây ức chế hoạt động sản xuất progesterone và estrogen của buồng trứng. Nội tiết tố không ổn định có thể làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch và khiến sản phụ dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Tâm lý căng thẳng: Thực tế, có đến hơn 60% nữ giới sau khi sinh đều gặp vấn đề tâm lý do mất cân bằng nội tiết tố, giờ giấc sinh hoạt xáo trộn, chăm sóc con cái,… Căng thẳng quá mức cộng hưởng với thể trạng suy yếu có thể kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và khởi phát tổn thương da.
  • Vệ sinh cơ thể kém: Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh “ở cữ” nên hạn chế tắm gội, mặc quần áo ấm, hơ than và tránh tiếp xúc với gió lạnh. Tuy nhiên các quan niệm này có thể khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông, da ngứa ngáy, viêm đỏ và nổi mẩn ngứa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Mề đay sau sinh cũng có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc mê và gây tê được sử dụng trong quá trình sinh nở.
  • Giờ giấc sinh hoạt xáo trộn: Thời gian đầu sau khi sinh, phụ nữ thường phải thức dậy đột ngột để thay tã và cho trẻ bú. Giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn có thể khiến sản phụ bị mất ngủ, rối loạn nội tiết, căng thẳng và mệt mỏi. Các yếu tố này chính là tác nhân kích thích mề đay mẩn ngứa khởi phát.
  • Thể trạng suy yếu: Sức khỏe tổng thể là yếu tố quan trọng trong cơ chế khởi phát mề đay mẩn ngứa. Thể trạng suy giảm chính là điều kiện để các dị nguyên xâm nhập, kích thích phản ứng bất thường của hệ miễn dịch và gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, mề đay thường có xu hướng khởi phát nhiều ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh, trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, mề đay ở phụ nữ sau sinh còn có thể xảy ra do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng, tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo, ma sát,…

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có nguy hiểm không?

Mề đay ở phụ nữ sau sinh có thể khởi phát đột ngột và biến mất chỉ sau vài giờ. Ở một số trường hợp, tình trạng này có kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên mề đay cũng có thể kéo dài hơn 6 tuần, tình trạng này gọi là mề đay mãn tính.

Thời gian điều trị mề đay phụ thuộc vào cơ địa của từng người, chế độ chăm sóc và cách điều trị. Do đó để kiểm soát mề đay trong thời gian ngắn nhất, phụ nữ sau khi sinh nên chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện và phòng ngừa tái phát.

Trên thực tế, mề đay mẩn ngứa hiếm khi ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Các triệu chứng của bệnh lý này chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, bứt rứt, ngứa ngáy,… từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ.

Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, mề đay có thể là biểu hiện của sốc phản vệ – một tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Nếu nhận thấy tổn thương da đi kèm với các dấu hiệu như co thắt phế quản, sưng lưỡi, sưng cổ họng, khó thở, sưng mí mắt,… bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Trong những trường hợp đáng tiếc, mề đay do sốc phản vệ có thể gây choáng, hạ huyết áp, suy hô hấp và tử vong.

Phòng ngừa mề đay mẩn ngứa sau sinh

Thể trạng, hệ miễn dịch và nội tiết tố của phụ nữ sau khi sinh cần ít nhất 3 – 6 tháng để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này, mề đay mẩn ngứa có thể tái phát nhiều lần nếu không chủ động phòng ngừa.

Các biện pháp phòng ngừa mề đay mẩn ngứa sau sinh tái phát, bao gồm:

  • Phụ nữ sau khi sinh nên chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái với người thân trong gia đình để dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân
  • Nên chia sẻ những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực với bạn đời để tránh stress và trầm cảm sau sinh
  • Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi điều độ
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng và tránh dung nạp các loại thực phẩm lạ
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, dùng rượu bia và thức uống chứa hàm lượng caffeine cao
  • Giặt giũ quần áo, drap giường, vỏ gối, khăn tắm,… thường xuyên. Bên cạnh đó, cần vệ sinh nhà cửa và đảm bảo không gian sống thoáng đãng, mát mẻ
  • Uống nhiều nước và sử dụng kem dưỡng thường xuyên giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi làn da.

Nổi mề đay là vấn đề da liễu phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh có thể tự hết, tuy nhiên đối với các trường hợp nặng, có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Bệnh nhân nên thăm khám và chữa trị ngay từ đầu để dứt điểm bệnh, tránh gây ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.

dieu-tri-noi-me-day-sau-sinh

Không nên tự uống thuốc khi bị nổi mề đay sau sinh

Hiện nay, Future Clinic đang áp dụng các liệu pháp kiểm tra và điều trị dị ứng mề đay mang lại hiệu quả cao, giúp phụ nữ sau sinh giảm ngay các triệu chứng khó chịu và đẩy lùi bệnh mề đay bằng các công nghệ hiện đại, tiên tiến.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ NỔI MỀ ĐAY SAU SINH:

  • BƯỚC 1: Bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn tình trạng sức khỏe
  • BƯỚC 2: Xét nghiệm lâm sàng
  • BƯỚC 3: Bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình phù hợp
  • BƯỚC 4: Truyền dưỡng chất curcumin
  • BƯỚC 5: Thải độc gan
  • BƯỚC 6: Liệu pháp laser
  • BƯỚC 7: Liệu pháp oxy.

*Liệu trình được điều chỉnh theo thể trạng từng người, kết quả xét nghiệm và do chỉ định bác sĩ.

Mề đay là bệnh lý thường gặp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân và dễ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, khi có triệu chứng mề đay, bệnh nhân nên đi khám tại Future Clinic. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, Future Clinic sẽ chẩn đoán chính xác và đề xuất phương án điều trị tích cực, hiệu quả cho bệnh nhân.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TẠI NƯỚC NGOÀI

Điện thoại

0937 53 45 45

Email

info.fclinic@gmail.com

Hotline: 0938575594
Đặt lịch với bác sĩ
[contact-form-7 404 "Not Found"]