Đóng

THÔNG TIN SỨC KHOẺ

Liệu pháp Ozone trong hỗ trợ người bị nhiễm Covid

19/04/2023 Future Clinic

COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. COVID-19 có thể gây ra bệnh hô hấp từ nhẹ đến nặng, bao gồm cả tử vong. Gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế toàn cầu. Các biện pháp phòng ngừa tốt nhất bao gồm tiêm vaccine, đeo khẩu trang trong thời gian lây truyền cao, rửa tay thường xuyên và tránh những người bị bệnh [1]. Theo WHO: Trên toàn cầu, tính đến ngày 12 tháng 4 năm 2023, đã có 762.791.152 trường hợp được xác nhận mắc COVID-19, bao gồm 6.897.025 trường hợp tử vong, được báo cáo cho WHO. Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, tổng cộng 13.340.275.493 liều vaccine đã được sử dụng [2].

TẢI FILE PDF TẠI ĐÂY: Liệu pháp Ozone trong hỗ trợ người bị nhiễm Covid – PDF

Những người được tiêm phòng vẫn có thể mắc COVID-19?

Chúng ta vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 ngay cả khi đã được tiêm phòng. Không có vaccine nào hiệu quả 100%. Vaccine làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và triệu chứng nhưng không loại bỏ nguy cơ nhiễm vivus [3]. SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19, xâm nhập vào cơ thể bạn qua miệng, mũi hoặc mắt (trực tiếp từ các giọt bắn trong không khí hoặc từ việc truyền virus từ tay lên mặt) [4]. Sau đó, nó di chuyển đến phía sau đường mũi và màng nhầy ở phía sau cổ họng. Nó gắn vào các tế bào ở đó, bắt đầu nhân lên và di chuyển vào mô phổi. Từ đó, virus có thể lây lan sang các mô cơ thể khác.

Phương pháp điều trị COVID-19

Các phương pháp điều trị COVID-19 khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như: Bổ sung oxy; truyền kháng thể đơn dòng; thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở một số bệnh nhân mắc COVID-19; thông khí cơ học (oxy qua một ống đưa xuống khí quản); oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) [5]. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng liệu pháp ozone để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh COVID [6].

Liệu pháp ozone là gì?

Liệu pháp ozone sử dụng thiết bị tạo ozone làm tăng lượng oxy trong cơ thể. Mức oxy cao hơn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn đồng thời thúc đẩy quá trình chữa bệnh, thông qua quá trình tái tạo tế bào là quá trình thay thế hoặc sửa chữa các tế bào bị hư hỏng [7, 8]. Liệu pháp ozone có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện lưu thông máu, vì nhiều oxy đi đến các tế bào, mô và cơ quan [9]. Bảo vệ khỏi sự xâm lược như vi khuẩn, virus và nấm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của chúng [10].

Sử dụng liệu pháp ozone cho điều trị bệnh COVID-19

Các tác dụng phòng ngừa và kháng virus có thể có của liệu pháp ozone đối với COVID-19 thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Do các phản ứng oxy hóa được tạo ra bởi ozone trong cơ thể để kích thích các tế bào thực bào, kích hoạt hệ thống chống oxy hóa và khôi phục hệ thống miễn dịch, phá vỡ chu kỳ tăng sinh của virus [11-13]. Ozone là một phân tử có thể ngăn cản virus hoạt động và phát triển bằng cách tác động vào giai đoạn nhân lên của virus; tính năng này có liên quan đến khả năng ozone oxy hóa cysteine thông qua sự hình thành các cầu nối disulphide có trong cấu trúc của chính virus với số lượng lớn.

Các virus corona, bao gồm cả SARS-CoV-2, rất giàu cysteine và những cấu trúc này phải còn nguyên vẹn để virus hoạt động [12]. Hoạt động của ozone bao gồm quá trình oxy hóa và vô hiệu hóa các thụ thể virus cụ thể được sử dụng để tạo cấu trúc liên kết với màng tế bào, do đó ức chế ở giai đoạn đầu tiên khi virus xâm nhập tế bào. Hoạt động của các Enzyme chuyển angiotensin 2 (ACE2) có thể được điều chỉnh và chặn thông qua sự kiểm soát của Nrf2. Ozone tác động trực tiếp lên Nrf2 và nó có thể là một cơ chế quan trọng để ngăn chặn sự sao chép COVID-19 nội sinh bằng cách ngăn chặn sự tiếp xúc với các thụ thể SARS-CoV-2 [14, 15]. NLRP3 gây viêm nhiễm trong COVID-19 nghiêm trọng.

Ozone cho thấy hoạt động chống viêm của nó thông qua việc điều chế các dòng siêu nhỏ NLRP3. Do đó, nó có thể bảo vệ khỏi hội chứng mạch vành cấp tính và tổn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ xảy ra ở phổi của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi COVID-19, làm giảm tình trạng viêm qua trung gian NLRP3, tăng cường hoạt động chống oxy hóa của Nrf2 và ức chế quá trình chết theo chương trình [16]. Ngoài ra, đặc biệt đối với virus corona, liệu pháp ozone có thể làm xáo trộn sự tương tác giữa tế bào virus bằng cách kích hoạt NrF2 và hạn chế quá trình viêm bằng cách ức chế NFkB. Liệu pháp ozone đã được báo cáo là có lợi trong các trường hợp nhiễm virus khác nhau bao gồm cả COVID-19.

Trong một nghiên cứu, được thực hiện trên 71 cá nhân đã sử dụng ít nhất 10 đợt trị liệu bằng ozone trong vòng sáu tháng kết quả không ai trong số những người tham gia bị nhiễm bệnh dù có lịch sử tiếp xúc hoặc đi du lịch [17]. Một phát hiện khác là hai người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ và đã khỏi bệnh. Những kết quả này ủng hộ ý tưởng về tác dụng phòng ngừa của liệu pháp ozone đối với COVID-19 và giả thuyết về ít nhất mười đợt trị liệu ozone nhận được trong vòng sáu tháng đã làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

Tại Trung Quốc đã khám phá các thử nghiệm lâm sàng quan trọng về một loạt các lựa chọn điều trị hiệu quả khả thi bao gồm cả liệu pháp ozone. Mỗi lần (một lần mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp), 100 mL máu tĩnh mạch được thu thập và trộn với khí ozone theo tỷ lệ 1:1 của oxy-ozone trên thể tích máu, với nồng độ cuối cùng của oxy-ozone là 20 μg/mL. Nghiên cứu lâm sàng đã được phê duyệt bởi Ủy ban Đạo đức Nghiên cứu Lâm sàng của Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán (WDRY2020‐K020) [18]. Ở cả 2 trường hợp sử dụng liệu pháp ozone, các triệu chứng của bệnh nhân đã sớm biến mất. So với hình ảnh chụp ngực ban đầu, các lần chụp CT nối tiếp tiếp theo cho thấy các tổn thương phổi hai bên phục hổi dần dần. Bệnh nhân được xuất viện sau khi xét nghiệm axit nucleic âm tính hai lần liên tiếp và đáp ứng các tiêu chí xuất viện khác. Ngoải ra, không có tác dụng phụ nào được báo cáo.

Tóm lại, liệu pháp ozone có thể là một phương thức hữu ích trong việc kiểm soát lây nhiễm COVID‐19. Tuy cần có những nghiên cứu trong tương lai điều tra việc sử dụng nó hoặc liều lượng tối ưu để điều trị. Thì liệu pháp ozone vẫn được coi là một phương pháp dễ áp dụng, an toàn và không tốn kém, nên được cân nhắc triển khai trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống COVID-19.

Tài liệu tham khảo

  1. Msemburi, W., et al., The WHO estimates of excess mortality associated with the COVID-19 pandemic. Nature, 2023. 613(7942): p. 130-137.
  2. https://covid19.who.int/.
  3. Zhao, S., et al., The Prevalence, Features, Influencing Factors, and Solutions for COVID-19 Vaccine Misinformation: Systematic Review. JMIR Public Health Surveill, 2023. 9: p. e40201.
  4. Szczuka, Z., et al., Handwashing adherence during the COVID-19 pandemic: A longitudinal study based on protection motivation theory. Soc Sci Med, 2023. 317: p. 115569.
  5. Nhean, S., et al., COVID-19: A Review of Potential Treatments (Corticosteroids, Remdesivir, Tocilizumab, Bamlanivimab/Etesevimab, and Casirivimab/Imdevimab) and Pharmacological Considerations. J Pharm Pract, 2023. 36(2): p. 407-417.
  6. Díaz-Gómez, M.F., and Frank Hernández-Rosales, Can systemic parenteral ozone therapy generate biological ozone? A new hypothesis. Advances in Redox Research, 2023. 7: p. 100063.
  7. Vieira, V., et al., Effect of ozone therapy on the modulation of inflammation and on new bone formation in critical defects of rat calvaria filled with autogenous graft. J Stomatol Oral Maxillofac Surg, 2023. 124(1S): p. 101292.
  8. Palma, L.F., C. Joia, and L. Chambrone, Effects of ozone therapy on periodontal and peri-implant surgical wound healing: a systematic review. Quintessence Int, 2023. 54(2): p. 100-110.
  9. Inci, H. and F. Inci, Effect of ozone therapy on neutrophil/lymphocyte, platelet/lymphocyte ratios, and disease activity in ankylosing spondylitis: a self-controlled randomized study. Med Gas Res, 2023. 13(2): p. 53-58.
  10. Tete, G., T. D’Amicantonio, and E. Polizzi, Efficacy Ozone Therapy in Reducing Periodontal Disease. Materials (Basel), 2023. 16(6).
  11. Rowen, R.J., Ozone and oxidation therapies as a solution to the emerging crisis in infectious disease management: a review of current knowledge and experience. Medical Gas Research, 2019. 9: p. 232.
  12. Rowen, R.J., and Howard Robins, A plausible “penny” costing effective treatment for corona virus-ozone therapy. J Infect Dis Epidemiol, 2020. 6: p. 113.
  13. Zhang, J.F., et al., Combined high-voltage pulsed radiofrequency and ozone therapy versus ozone therapy alone in treating postherpetic neuralgia: a retrospective comparison. Med Gas Res, 2023. 13(1): p. 15-22.
  14. Smith, N.L., et al., Ozone therapy: an overview of pharmacodynamics, current research, and clinical utility. Med Gas Res, 2017. 7(3): p. 212-219.
  15. Sagai, M., and Velio Bocci, Mechanisms of action involved in ozone therapy: is healing induced via a mild oxidative stress? Medical gas research, 2011. 1: p. 1-18.
  16. Wang, Z., et al., Ozone protects the rat lung from ischemia-reperfusion injury by attenuating NLRP3-mediated inflammation, enhancing Nrf2 antioxidant activity and inhibiting apoptosis. Eur J Pharmacol, 2018. 835: p. 82-93.
  17. Gencer-Atalay, K., and Tulay Sahin, Could ozone therapy be used to prevent COVID-19? Marmara Medical Journal, 2022. 35: p. 196-201.
  18. Zheng, Z., M. Dong, and K. Hu, A preliminary evaluation on the efficacy of ozone therapy in the treatment of COVID-19. J Med Virol, 2020. 92(11): p. 2348-2350.
Hotline: 0938575594
Đặt lịch với bác sĩ
[contact-form-7 404 "Not Found"]