MSC-CM hỗ trợ phục hồi và trẻ hóa da
Hiện tượng lão hoá da là quá trình tự nhiên khi cơ thể già đi, hoặc chịu sự tác động từ bên ngoài như thời tiết, yếu tố môi trường hay tiếp xúc với các chất có hại tạo nên những thay đổi bên trong và bên ngoài da. Các dấu hiệu của lão hoá da bao gồm da khô, kém đàn hồi, nếp nhăn, vết chân chim, thâm nám, và sạm đen. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lão hoá da là những yếu tố nội tại của cơ thể (yếu tố di truyền, trao đổi chất tế bào và các quá trình trao đổi chất/hormone) và yếu tố tác động từ bên ngoài [1, 2].
TẢI FILE PDF TẠI ĐÂY: MSC-CM hỗ trợ phục hồi và trẻ hóa da – PDF
Tiêm tế bào gốc cuống rốn: Giải pháp tốt nhất, nhanh nhất làm chậm quá trình lão hóa!
Tiêm tế bào gốc, truyền tế bào gốc hay nói chung là công nghệ tế bào gốc là giải pháp được ưa chuộng nhất và được ứng dụng nhiều nhất trong việc cải thiện, điều trị các tình trạng của da. Tế bào gốc có hiệu quả cao, không có tác dụng, không bị đào thải và duy trì thời gian hiệu quả từ 6 đến 12 tháng.
Hiệu quả điều trị của tiêm tế bào gốc mang lại:
Làm chậm quá trình lão hóa của da. Đây là tác dụng nổi trội nhất, mạnh mẽ nhất của tế bào gốc.
Làm sáng da, căng mịn, se khít lỗ chân lông, giảm nhờn
Cải thiện sẹo lõm do mụn trứng cá để lại
Điều trị nám da, rối loạn phân bố sắc tố da.
Tăng đề kháng của da.
Làm mờ các nếp nhăn, giúp da săn chắc, tươi trẻ.
Kích thích các tế bào da sản sinh collagen làm mờ sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo lồi. Tăng cường dưỡng chất cho da căng mịn, sáng hồng.
Nguyên nhân gây lão hoá da
Các nhà khoa học chỉ ra rằng chỉ có khoảng 3% yếu tố gây lão hoá da là những yếu tố nội sinh, và hầu hết là do các yếu tố từ bên ngoài [3]. Đặc biệt, thời gian dài tiếp xúc với tia UV (solar ultraviolet) là yếu tố từ bên ngoài và phổ biến nhất gây ra tình trạng lão hoá da. Việc tiếp xúc với tia cực tím khởi nguồn cho một loạt các chuỗi phản ứng phân tử bên trong tế bào [4] và gây đột biến DNA – một trong những phân tử hấp thụ tia cực tím [5].
Sự ảnh hưởng của tia UV có thể gây ra sự phân chia, gây gián đoạn phiên mã và gây đột biến gen p53 (gen gây ức chế khối u), làm mất kiểm soát chu kỳ tế bào gây nên những rủi ro cho quá trình tổng hợp keratinocyte và melanocyte và cuối cùng dẫn đến các khối u da [5-7]. Mặt khác, tia UVB cũng kích thích sản xuất ROS (reactive oxygen species) và gốc tự do gây hại với tế bào, ví dụ như gây đột biến DNA, carbon hoá protein liên kết, peroxide hoá lipid, gây nên apoptosis tế bào keratinocyte hay kích thích keratinocyte và giải phóng một số yếu tố tiền sưng viêm (ví dụ IL-1, IL-6 và TNF-α) [8]. Tia UV cũng hoạt hoá yếu tố phiên mã nuclear factor kappa β (NF-kβ) làm gia tăng sự phiên mã và sản xuất cytokine gây viêm và matrix metalloproteinase (MMP), gây nên sự phá huỷ protein chất nền ngoại bào [8]. Tia UV cũng tác động làm thay đổi các yếu tố tăng chuyển hoá beta (TGF-β). TGF-β kiểm soát sự sinh tổng hợp collagen và elastin là những protein liên kết da; do đó, dẫn đến nếp nhăn, thô ráp và thay đổi sắc tố da [8].
Công nghệ chống lão hóa da
Hiện nay, có những công nghệ đã được sử dụng với mục đích làm chậm sự lão hoá da hoặc thậm chí muốn trẻ hoá lại làn da như khi còn trẻ. Các sản phẩm phổ biến nhất gồm có dùng kem chống nắng để bảo vệ da trước tác hại của tia UV, sản phẩm chăm sóc da có chứa vitamin C và E là các chất chống oxy hoá có khả năng giảm tác hại của các gốc tự do và bảo vệ da khỏi sự ảnh hưởng của môi trường, sản phẩm dưỡng ẩm chứa những thành phần như axit hyaluronic, ceramides và glycerin sẽ giúp cấp ẩm cho da, hay các sản phẩm có chứa retinol là một dạng của vitamin A, có khả năng kích thích tổng hợp collagen, giúp giữ làn da căng mọng và tươi trẻ.
Bên cạnh đó thì những phương pháp khác như laser, sóng RF, v.v. fillers, và cả các biện pháp phẫu thuật đều có thể được sử dụng để giảm thiểu các dấu hiệu của lão hoá da, giúp cho người ta có bề mặt da tươi trẻ và khoẻ mạnh.
Liệu pháp trẻ hoá da bằng tế bào gốc và chất tiết từ tế bào gốc
Liệu pháp trẻ hoá da dựa trên tế bào gốc kết hợp các yếu tố tăng trưởng của cơ thể gần đây đã được giới thiệu như một chiến lược điều trị mới có triển vọng. Tế bào gốc có thể phát huy tác dụng đối với việc trẻ hoá da nhờ khả năng tiết ra thể tiết gồm có vi thể/vi bóng bào và exosome là những protein đóng kín bởi lớp màng lipid kép, và có chứa các chất sinh học bên trong chúng như proteins, microRNAs và mRNAs [9].
Những thể tiết từ tế bào gốc có chứa một loạt các protein chất nền ngoại bào như các cytokine, các yếu tố tăng trưởng, và cả vật chất di truyền có thể kích thích một số đường dẫn tín hiệu để thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào da và tạo ra chất nền giúp da săn chắc [10, 11]. Một số loại yếu tố tăng trưởng đã được chứng minh là có ích trong việc chữa lành vết thương và/hoặc tái tạo lớp trung bì và biểu bì da, bao gồm: yếu tố tăng trưởng cảm ứng chuyển đổi beta (Transforming growth factor β – TGF-β), yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (Platelet-derived growth factor – PDGF), yếu tố tăng trưởng tế bào gan (Hepatocyte growth factor – HGF), yếu tố tăng trưởng tế bào nội mô thành mạch (Vascular endothelial growth factor – VEGF), và yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fibroblast growth factor – FGF) [12].
Cụ thể, PDGF là chất tăng trưởng tế bào điều khiển sự di cư, biệt hóa và hoạt động chức năng của một số loại tế bào gốc trung mô và nhiều loại tế bào chuyên hóa, cảm ứng và kích thích một số loại tế bào tăng sinh ở mô liên kết trong đó có mô da [13, 14]. Trong da, VEGF-A kích thích các mạch máu mới để cung cấp dinh dưỡng cho da [15].
Do vậy, các tế bào da được dưỡng chất đầy đủ sẽ trở nên mềm mại và có chức năng tốt như tăng tổng hợp protein của da, giúp da mịn màng. Bên cạnh đó, các chất tăng trưởng HGF và FGF còn có tác dụng thúc đẩy tế bào da tăng sinh, tăng tổng hợp protein collagen, elastin và hyaluronic acid là những protein liên kết da chịu trách nhiệm về độ săn chắc, đàn hồi và dưỡng ẩm cho da [16].
Hơn thế nữa, TGF-β trong da là chất ức chế sự tổng hợp cơ chất nền, kích thích tế bào sợi phát triển và tổng hợp các loại protein collagen và laminin V là protein cơ chất nền của da [17]. Đồng thời, TGF-β ức chế tổng hợp các chất phá huỷ cơ chất nền như các enzyme phân huỷ matrix metalloproteinase [17]. Do vậy, TGF-β rất cần thiết để ổn định trạng thái khoẻ mạnh của da và hỗ trợ thực hiện chức năng tổng thể giúp duy trì vẻ ngoài trẻ trung.
Những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên mô hình tiền lâm sàng cho thấy hiệu quả tái tạo và phục hồi da của môi trường điều hoà và thể tiết trên cả hai phương pháp tiêm dưới da và bôi bề mặt. Các yếu tố được tiết ra từ tế bào gốc đặc biệt có lợi đối với việc ngăn chặn các dấu hiệu lão hoá da thông qua sự kích thích phát triển và tăng sinh tế bào biểu bì, nguyên bào sợi trung bì làm tăng sản xuất chất nền ngoại bào và dầy dạ bì để giảm tạo nếp nhăn, xây dựng và sửa chữa mạch máu đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da [11, 18].
Chẳng hạn như môi trường điều hoà nuôi cấy tế bào gốc tiền thân nội mô có chứa các yếu tố tăng trưởng và cytokine thúc đẩy đáng kể sự hình thành và di chuyển của nguyên bào sợi và tế bào sừng, cũng như tăng tổng hợp collagen [10]. Thêm vào đó, độ căng và tính đàn hồi của da được cải thiện sau khi chất tiết từ tế bào gốc trung mô kích thích tổng hợp collagen và elastin [10, 19]. Một số yếu tố tăng trưởng như TGF-β và chất tiết từ tế bào gốc trung mô cũng thể hiện tác dụng làm trắng và biểu hiện vai trò của mình bằng cách ức chế hình thành sắc tố hoặc sửa chữa da hư tổn do tác hại của ánh nắng [20-22].
Bên cạnh đó, hiệu quả rõ rệt của môi trường điều hoà cũng được quan sát thấy trong việc kích thích tăng độ dày lớp biểu bì [23], giảm nếp nhăn và thu nhỏ lỗ chân lông [24]. Do vậy, thể tiết ngoại bào và môi trường điều hoà từ tế bào gốc trung mô có tiềm năng ứng dụng quan trọng trong trẻ hoá da.
Như vậy, việc sử dụng thể tiết từ tế bào gốc trung mô đem lại hiệu quả đáng khích lệ trong việc hỗ trợ phụ hồi da, đem lại tự tin cho người sử dụng. Đây được coi là phương pháp an toàn và không xâm lấn. Một xu thế làm đẹp đang được sử dụng hiện nay.
Tài liệu tham khảo
- Farage, M.A., K.W. Miller, P. Elsner, and H.I. Maibach, Characteristics of the Aging Skin. Adv Wound Care (New Rochelle), 2013. 2(1): p. 5-10, 10.1089/wound.2011.0356
- Farage, M.A., K.W. Miller, P. Elsner, and H.I. Maibach, Intrinsic and extrinsic factors in skin ageing: a review. Int J Cosmet Sci, 2008. 30(2): p. 87-95, 10.1111/j.1468-2494.2007.00415.x
- Poljsak, B., R.G. Dahmane, and A. Godic, Intrinsic skin aging: the role of oxidative stress. Acta Dermatovenerol Alp Pannonica Adriat, 2012. 21(2): p. 33-6,
- McCallion, R. and A. Li Wan Po, Dry and photo-aged skin: manifestations and management. J Clin Pharm Ther, 1993. 18(1): p. 15-32, 10.1111/j.1365-2710.1993.tb00562.x
- Maverakis, E., Y. Miyamura, M.P. Bowen, G. Correa, Y. Ono, and H. Goodarzi, Light, including ultraviolet. J Autoimmun, 2010. 34(3): p. J247-57, 10.1016/j.jaut.2009.11.011
- Ziegler, A., A.S. Jonason, D.J. Leffell, J.A. Simon, H.W. Sharma, J. Kimmelman, L. Remington, T. Jacks, and D.E. Brash, Sunburn and p53 in the onset of skin cancer. Nature, 1994. 372(6508): p. 773-6, 10.1038/372773a0
- Kramer, M., B. Stein, S. Mai, E. Kunz, H. Konig, H. Loferer, H.H. Grunicke, H. Ponta, P. Herrlich, and H.J. Rahmsdorf, Radiation-induced activation of transcription factors in mammalian cells. Radiat Environ Biophys, 1990. 29(4): p. 303-13, 10.1007/bf01210410
- Mesa-Arango, A.C., S.V. Flórez-Muñoz, and G. Sanclemente, Mechanisms of Skin Aging. Iatreia, 2017. 30: p. 160-170,
- Than, U.T.T., D. Guanzon, D. Leavesley, and T. Parker, Association of extracellular membrane vesicles with cutaneous wound healing. Int J Mol Sci, 2017. 18(5), 10.3390/ijms18050956
- Kim, Y.J., S.M. Yoo, H.H. Park, H.J. Lim, Y.L. Kim, S. Lee, K.W. Seo, and K.S. Kang, Exosomes derived from human umbilical cord blood mesenchymal stem cells stimulates rejuvenation of human skin. Biochem Biophys Res Commun, 2017. 493(2): p. 1102-1108, 10.1016/j.bbrc.2017.09.056
- Kim, W.S., B.S. Park, S.H. Park, H.K. Kim, and J.H. Sung, Antiwrinkle effect of adipose-derived stem cell: activation of dermal fibroblast by secretory factors. J Dermatol Sci, 2009. 53(2): p. 96-102, 10.1016/j.jdermsci.2008.08.007
- Yuan, O., C. Lin, J. Wagner, J.A. Archard, P. Deng, J. Halmai, G. Bauer, K.D. Fink, B. Fury, N.H. Perotti, J.E. Walker, K. Pollock, M. Apperson, J. Butters, P. Belafsky, D.G. Farwell, M. Kuhn, J. Nolta, and J.D. Anderson, Exosomes derived from human primed mesenchymal stem cells induce mitosis and potentiate growth factor secretion. Stem Cells Dev, 2019. 28(6): p. 398-409, 10.1089/scd.2018.0200
- Heldin, C.H., Structural and functional studies on platelet-derived growth factor. Embo j, 1992. 11(12): p. 4251-9,
- Friedlaender, G.E., S. Lin, L.A. Solchaga, L.B. Snel, and S.E. Lynch, The role of recombinant human platelet-derived growth factor-BB (rhPDGF-BB) in orthopaedic bone repair and regeneration. Curr Pharm Des, 2013. 19(19): p. 3384-90, 10.2174/1381612811319190005
- Shibuya, M., Vascular Endothelial Growth Factor (VEGF) and Its Receptor (VEGFR) Signaling in Angiogenesis: A Crucial Target for Anti- and Pro-Angiogenic Therapies. Genes Cancer, 2011. 2(12): p. 1097-105, 10.1177/1947601911423031
- Seeger, M.A. and A.S. Paller, The Roles of Growth Factors in Keratinocyte Migration. Adv Wound Care (New Rochelle), 2015. 4(4): p. 213-224, 10.1089/wound.2014.0540
- Beanes, S.R., C. Dang, C. Soo, and K. Ting, Skin repair and scar formation: the central role of TGF-beta. Expert Rev Mol Med, 2003. 5(8): p. 1-22, 10.1017/s1462399403005817
- Bian, S.Y., H.B. Liu, H.W. Liu, and Q.W. Zhu, Mesenchymal Stem Cells Stimulated by Growth Factors Release Exosomes with Potent Proangiogenic Activity. Zhongguo Shi Yan Xue Ye Xue Za Zhi (Article in Chinese), 2018. 26(5): p. 1538-1542, 10.7534/j.issn.1009-2137.2018.05.046
- Hu, L., J. Wang, X. Zhou, Z. Xiong, J. Zhao, R. Yu, F. Huang, H. Zhang, and L. Chen, Exosomes derived from human adipose mensenchymal stem cells accelerates cutaneous wound healing via optimizing the characteristics of fibroblasts. Scientific Report, 2016. 6: p. 32993, 10.1038/srep32993
- Kim, W.S., S.H. Park, S.J. Ahn, H.K. Kim, J.S. Park, G.Y. Lee, K.J. Kim, K.K. Whang, S.H. Kang, B.S. Park, and J.H. Sung, Whitening effect of adipose-derived stem cells: a critical role of TGF-beta 1. Biol Pharm Bull, 2008. 31(4): p. 606-10,
- Shamban, A.T., Current and new treatments of photodamaged skin. Facial Plast Surg, 2009. 25(5): p. 337-46, 10.1055/s-0029-1243083
- Kim, W.S., B.S. Park, and J.H. Sung, Protective role of adipose-derived stem cells and their soluble factors in photoaging. Arch Dermatol Res, 2009. 301(5): p. 329-36, 10.1007/s00403-009-0951-9
- El-Domyati, M., N.H. Moftah, G.A. Nasif, S.W. Ameen, M.R. Ibrahim, and M.H. Ragaie, Facial rejuvenation using stem cell conditioned media combined with skin needling: A split-face comparative study. Journal of Cosmetic Dermatology, 2020. 19(9): p. 2404-2410, https://doi.org/10.1111/jocd.13594
- 24. Setyaningrum, T., V. Adiningtyas, R.N. Oktaviyanti, M.A. Umborowati, M.Y. Listiawan, B. Santoso, and C.R.S. Prakoeswa, Efficacy of Amniotic Membrane Stem Cell Conditioned Medium (AMSC-CM) and Vitamin C following CO2 Fractional Laser for Photoaging Therapy. Malaysian Journal of Medicine and Health Sciences, 2021. 17: p. 30-34,